Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

            NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG VỀ SÁCH

               Bạn đọc thân mến!

       Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động của con người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Sách giúp tăng trí tuệ và nâng cao sự hiểu biết của con người. Càng đọc sách chúng ta càng nhận ra được kiến thức của mình còn hạn hẹp và phải bổ sung nhiều hơn nữa. “Học, Học nữa, Học mãi” như Lê Nin đã từng nói.

       Mời các bạn đến với danh ngôn, câu trích về sách và Thư viện để hiểu thêm về các nhà bác học, những người nổi tiếng suy nghĩ như thế nào về việc đọc sách nhé! 

      Ba điều đáng tiếc ở đời là: Hôm nay bỏ qua, đời này không học, thân này lỡ hư.
                                                                                                  (Chu Hi)

      Bạn hãy học cách tôn trọng sách. Bạn hãy nhớ rằng sách là do con người tạo ra, vì vậy bạn tôn trọng sách cũng chính là bạn tôn trọng con người.

                                                                                                 (Gh. Ta-Xte-Ven)

       Công kích một tác phẩm dễ hơn là phê bình, thưởng thức nó.
                                                                                                (Vauvenargues)
      
      Cuốn sách nào buộc bạn phải suy nghĩ nhiều hơn các cuốn sách khác là cuốn sách có ích hơn cả.
                                                                                                (T.Pác- Ke)
     
      Cuốn sách tốt là tác phẩm cực kì quí giá do trí tuệ cao cả của con người tạo nên. Nó dường như được ướp lại, được giữ gìn một cách thiêng liêng như kho báu lớn nhất đối với cuộc sống.
                                                                                                (D. Minton)
      
       Chỉ có sách và người thầy mới làm nên trường học.
                                                                                                (Xu Khomlixnki)
    
       Đọc sách cần cho trí tuệ chẳng khác gì rèn luyện cần cho thân thể.
                                                                                                (Đ. Xtan)
    
      Đọc sách đó là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc.
                                                                                               (M. Gorki)
    
       Đọc sách là cách học tốt nhất.
                                                                                               (A. Pu- Skin)
     
      Đọc sách để mở rộng tầm nhìn, kích thích suy nghĩ và làm phong phú trí tuệ, chứ không phải để nhớ lấy.
                                                                                               (M. Mông-Te-Nhơ)
      
      Đọc sách là hai người cùng sáng tác.
                                                                                               (H. De Balzac)
      
       Đọc sách là nói chuyện với người thành thật nhất của những thế kỉ đã qua.
                                                                                               (Descartes)
      
       Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ.
                                                                                               (M. Xê- Clê – Ca)
     
       Đọc sách là thú vị, đọc lại cuốn sách đôi khi còn thú vị hơn.
                                                                                               (E Pha- Gơ)
      
       Đọc sách với trí tuệ giống như thể dục đối với thân thể.
                                                                                               (G. E-Đi-Xơn)

   ( http://lib.bafu.edu.vn/news/Tin-tuc/Nhung-cau-noi-noi-tieng-ve-sach-30/  )     


                                    
            

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Thế giới sách

               CỦA ĐÁ VÀ NGƯỜI

  Cuốn sách Từ chân núi Đá Tịnh dày hơn 300 trang của nhà giáo Phạm Úc.
Đọc xong cuốn ghi chép và tản văn Từ chân núi Đá Tịnh dày hơn 300 trang của nhà giáo Phạm Úc, tôi liên tưởng ngay đến John Steibeck và tác phẩm Of mice and men (Của chuột và người) của ông. Không phải liên tưởng vì cốt truyện của nhà văn Mỹ này, mà vì những đoạn văn tả cảnh rừng đồi tài tình, như một ẩn dụ về tình cảm nhân vật của ông. Vì vậy, đọc Phạm Úc, tôi thấy khi anh nói về mất còn của đá cũng là nói về con người quê anh…
Là người học Toán, rồi dạy Toán suốt 40 năm, Phạm Úc bất ngờ có cách hành văn tự nhiên, khúc chiết và tả nhiều cảnh trí của vùng quê dưới chân dãy Hòn Tàu, nơi anh đã lớn lên, cũng đẹp như vậy. Không phải là tiểu thuyết như John Steinbeck, nhưng cuốn sách lôi cuốn tôi vì lối văn dung dị, nhiều cảm xúc.
            Từ chân núi Đá Tịnh dẫn ta đến một làng quê Phước Ninh dưới chân núi. Ở đó, Phạm Úc kể về tuổi thơ mình, về cuộc đời cơ cực của cha mẹ, về bối cảnh xã hội nông thôn những năm sau đình chiến 1954; những kỷ niệm đi làm giấy khai sinh, học tiểu học, đi giữ trâu, trèo hái cau, bắt cá, theo người lớn đi săn, mô tả nghề ép mía đường, khai thác dầu rái trong rừng…, rồi ra phố, đi học, dạy kèm, tham gia hoạt động bí mật, ở tù. Có những kỷ niệm về thầy giáo cũ, bạn học, bạn tù, đồng nghiệp những ngày sau khi giải phóng, thống nhất đất nước năm 1975…
Có lẽ lối văn chân thực, có gì viết nấy nhưng thấm đẫm tình cảm nhớ thương, tiếc nuối về cảnh, về người, về những gì thân gần với số phận của anh sẽ giúp người đọc nhớ lâu. Hình ảnh những con chó săn, con trâu đạp nước, tảng đá trên núi, những đêm đi hái trộm ổi, những bữa đạp xe từ chỗ trọ học ở Hội An về Quế Sơn, đôi bông tai mã não ngày cưới, bánh tráng nhúng đường non, đan lờ bắt cá… là những kỷ niệm tuổi thơ mà thế hệ những người 50-60 tuổi ngày nay vẫn còn xúc động khi nghe kể lại.
Nhưng Phạm Úc đã kể lại trong tâm thế tiếc nhớ đến nao lòng. Riêng các mối quan hệ huyết thống, bằng hữu, thầy trò trong những trang văn của anh, đối với tôi, là hoài niệm về sự tin cậy của con người với nhau, mà bây giờ đã không còn nữa…
Đọc Từ chân núi Đá Tịnh, nhà giáo Lê Thí (cựu giáo viên Trường THPT Trần Phú) cho rằng: “Đối với những người trẻ, họ sẽ hiểu tại sao cha, chú họ lại có thể đứng trầm ngâm hàng giờ trước một chiếc cối đá sứt mẻ, một bụi tre vô tri, một cái chuồng trâu bỏ hoang…
Đó là một phần của quá khứ và mỗi thứ đều mang linh hồn của nó… Và khi hiểu được, các cháu sẽ biết điều chỉnh cách ứng xử đúng mực hơn, phù hợp hơn với thế hệ cha ông mình…”.
Tôi biết nhà giáo Phạm Úc khi anh và các bạn của anh làm cuốn sách Quế Sơn - Đất và Người. Trước đó, tôi cũng đã đọc mấy truyện ngắn 100 chữ của anh đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay. Giờ đọc thêm cuốn sách mới của anh, lại càng hiểu hơn tấm chân tình, tâm huyết của anh với quê hương, với những cái đẹp trong văn hóa ứng xử của con người Quảng Nam từ trong truyền thống.
             Những nét đẹp đang dần phôi phai hoặc đã mất đi trong cuộc sống đang chuyển động... Bởi vậy, tuy anh xưng tôi trong những trang viết, nhưng những điều anh tỏ bày lại lớn rộng hơn nhiều! Chẳng hạn như tảng Đá Tịnh linh thiêng quê anh đã bị đục “rả ra từng miếng như người ta rả thịt con trâu” để bán đi trong những ngày túng quẩn và mụ mẫm, cũng làm tan nát nỗi lòng của những ai đăm đắm với lịch sử và thiên nhiên. Bởi trong đá cũng có hồn người!
TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG


Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM



                         

( https://www.youtube.com/watch?v=_UaQPs43dHI )


Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

                   
  NÉT ĐẸP - Ý NGHĨA CÁC LOÀI HOA



                          

( https://www.youtube.com/watch?v=286-Qg21B0w )

   DANH NGÔN VỀ TÌNH BẠN



                          

( https://www.youtube.com/watch?v=jXYeeuFMC6U )


 49 BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG VUI KHỎE HƠN MỖI NGÀY


                          

( https://www.youtube.com/watch?v=gfnsAf3_9Hk )

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

SUỐI TIÊN
         
        Từ ngã ba Hương An (Quế Sơn - Quảng Nam), du khách theo đường 611 lên hướng Tây khoảng 20km sẽ đến xã Quế Hiệp - xứ sở của đá: đá trên lối đi, bờ rào, trong vườn, chân tường. Suối Tiên nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh gần như nguyên vẹn với 13 thác nước liên hoàn chảy qua những cánh rừng đại ngàn hoang dã.
 Đây là một trong những con suối đẹp nhất của miền Trung. Đứng trên hòn Đền - ngọn núi có dáng một vầng trăng cắt đôi tựa bức bình phong che chắn khu di tích Mỹ Sơn, du khách sẽ thấy 13 ngọn thác trắng xóa ào ào tuôn chảy như một dải lụa giăng giữa đại ngàn.
Theo truyền thuyết thì:’’ Ngày xưa, trong những đêm trăng sáng, trên những tảng đá lớn bằng phẳng gần đỉnh núi có 13 ông Tiên từ Trời xuống đánh cờ. Một hôm, có một người tiều phu cũng là người say mê cờ, tình cờ đến xem các Tiên ông ngồi đánh cờ bên dòng thác. Khi xem xong ván cờ, người tiều phu đứng dậy xách gùi vào rừng kiếm củi... nhưng nhìn lại thì thấy trên đầu tóc đã điểm bạc và những dụng cụ của mình đã mục nát tự bao giờ. Rồi 13 chòm râu trắng của các Tiên ông tỏa từ trên thượng đỉnh Cao Sơn xuống đến chân núi đã tạo thành 13 ngọn suối trắng ngần, từ đó gọi là Suối Tiên’’.
 Các thác nước đổ xuống Suối Tiên mà hai bên bờ suối là những núi đá chọc thẳng trời xanh, ở phía đầu nguồn, từ trên đỉnh cao dòng nước tuôn xuống trắng xóa, tạo nên những cung bậc âm thanh sống động nối tiếp nhau lúc rì rào, lúc thì thầm. Trên mặt đá hiện nay, tương truyền còn dấu tích rêu phong những đường kẻ ngang dọc với những quân cờ như “mã nhựt, tượng điền, xe liên, pháo cách...” khi xưa.
Cuộc du ngoạn theo hành trình 13 con thác sẽ đưa du khách men theo dòng suối, hoặc mạo hiểm hơn là theo lối mòn bên bờ suối để trải nghiệm một thiên nhiên gần gũi, trong lành.
 Suối Tiên vốn là hợp lưu của nhiều dòng nhỏ len lỏi qua những kẽ đá, hốc cây, nên có những đoạn làn nước trong xanh, yên tĩnh; có đoạn nước xô vào đá, tung bọt trắng xóa. Thác gieo ngọn nước sa từ độ cao 400m tính từ thác đầu tiên cho đến thác cuối cùng qua những tảng đá, vách đá xanh rêu. Hai bên bờ xuất hiện ra những ghềnh đá màu vàng, xanh với những hình thù kỳ dị, có tảng đá lớn như ngôi nhà mà mặt trên phẳng và rộng, chung quanh nước chảy rì rào, có thể ngồi chơi cờ.
 Nếu đi ngược dòng khe lội qua con suối lớn và men theo một nhánh khe từ rừng già chảy ra, giữa những tảng đá lớn, du khách có thể ngồi thư giãn, để mặc cho thiên nhiên vây lấy mình. Đặc biệt ở thác thứ 3 có một cái ao trong mát, gọi là ao Tiên, nước trong mát lạnh chính là điểm tắm lý tưởng. Càng lên cao, càng gặp nhiều thác gieo, tung bụi nước lên những tán cây tạo nên chiếc cầu vồng với bảy màu sắc lung linh. Trong nắng chiều, những màu sắc kỳ ảo của bức tranh khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng khu rừng nguyên sinh này thật quyến rũ lòng người.
 Vào những ngày hè hay những đêm trăng thanh gió mát, du khách đến đây sẽ có dịp ngắm nhìn những dòng thác chảy in bóng cây trên nền trời xanh, những hồ nước lung linh nắng chiều tạo ra những sắc màu kỳ ảo như­ bức thủy mặc khổng lồ.


Nguồn: http://www.vietgle.vn/


(http://saominhdananghotel.com.vn/tin-tuc-xem/15/suoi-tien-o-quang-nam/saominh-danang-hotel.html)

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

DANH THẮNG MIỀN TRUNG

        
     Từ Quảng Bình- Quảng Trị đến Huế, qua Đà Nẵng, vô Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi đến đất Bình Định...đâu cũng có nhiều cảnh đẹp, nhất là trở về với sông nước thiên nhiên.Những suối, thác, núi non, cây cỏ dọc dải đất này thơ mộng không kém nơi nào.

   Đó là suối Nước Mát và Suối Tiên ở Quế Sơn thuộc đất Quảng Nam. Đặc biệt Suối Nước Mát ngay dưới chân Đèo Le có món Gà Tre nướng tuyệt ngon...      
       

.
   (http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=10923)

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM


PHỞ SẮN- MỘC MẠC HỒN QUÊ XỨ QUẢNG

 Nếu đã một lần đến Quế Sơn (Quảng Nam) bạn hãy thử tìm ăn phở sắn, một trong những món ngon đặc sản xứ Quảng vốn gợi trí tò mò với nhiều người.





                                     Hấp đẫn tô nước nhưn chan phở sắn - Ảnh: K.L.
          Với đặc trưng đất gò đồi, vùng trung du Quế Sơn (Quảng Nam) trồng rất nhiều sắn. Vào mùa thu hoạch, ngoài việc bán sắn tươi cho các nhà máy tinh bột sắn trong vùng, người Quế Sơn còn xắt sắn thành lát để phơi khô. Sắn khô sau đấy được xay thành bột mịn để làm bánh bột lọc, bánh tráng sắn, bánh gói sắn, bánh ít sắn… và cả phở sắn, một đặc sản của quê nhà.
Trước đây mỗi xóm, thôn có một nhà có dụng cụ làm phở sắn. Nhưng ngày nay, đã có làng nghề làm phở sắn, như làng nghề phở sắn Đông Phú (tại thị trấn Đông Phú).
Để có được những tấm phở sắn khô, có vị dai và thơm ngon đặc trưng đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn nhọc nhằn và vất vả. Khâu ngâm bột quyết định chất lượng của sợi phở. Khi ngâm bột sắn với nước cần phải gạn đổ phần nước vàng bên trên và thay nước mới. Công việc này phải được làm liên tục trong vài ngày cho đến khi nước ngâm bột trong veo thì cho bột vào hấp chín.
Bột chín được đưa vào khuôn ép. Một người dùng tay kéo chày ép bột chảy thành sợi rơi xuống tấm vỉ phía dưới. Một người khác nhanh tay đưa chiếc vỉ theo hình chữ X cho bột dàn đều khắp vỉ và mang ra phơi nắng. Phở sắn khô được dỡ ra khỏi vỉ, mang ra chợ bán, số còn lại bảo quản ăn dần trong năm.
Ngày nay, phở sắn Quế Sơn hầu như có mặt khắp các chợ trong tỉnh, thậm chí còn được mọi người ưa chuộng, mua làm quà biếu người thân phương xa.






                                                 Phở sắn khô - Ảnh: K.L.
Những ngày hè nóng nực, tiết trời oi ả, phở sắn là món ngon dân dã giúp mọi người thay đổi khẩu vị. Khi ăn chỉ cần bẻ nhỏ tấm phở rồi ngâm nước cho mềm, vớt ra để ráo. Phở sắn dùng kèm với nước nhưn (nước lèo) nấu từ xương heo, cá tràu, cá thu hay đơn giản chỉ là nước mắm chua ngọt kèm các loại rau thơm đều ngon và lạ miệng.
Mùa hè cũng là mùa biển cả bao la hào phóng ban tặng người xứ Quảng những chú cá tươi ngon. Những con cá ngừ, cá thu hay cá nục chạch tươi ngon, thịt thơm, săn chắc mà giá cả lại phải chăng nên được các mẹ, các chị mua về nấu nước nhưn chan phở sắn rất ngon.
Giữa trưa hè oi ả, mọi người quây quần bên nhau thưởng thức tô phở sắn thơm ngon, quyến rũ. Cũng chỉ là cá, là cà chua hay trái khóm hái ngoài vườn cùng một ít rau thơm, quả ớt sừng trong vườn nhà nhưng sao khi kết hợp với phở sắn lại thơm ngon đến lạ. Vị dai dai của sợi phở, ngọt, béo, bùi của cá biển quyện với vị tươi non của rau sống cùng vị cay của trái ớt sừng thật ấn tượng và khó quên.
Bao nhiêu năm qua, những món ngon vật lạ cũng bắt đầu du nhập vào xứ Quảng. Nhưng năm nào cũng vậy, những tấm phở sắn thân thương vẫn luôn hiện diện trong mỗi gia đình người Quảng mỗi khi hè đến.
Phải chăng cái tình quê chân chất, mặn mà đã làm nên những hương vị rất riêng của món ngon đặc sản này. Để rồi khi đi xa, mỗi người con đất Quế Sơn nói riêng và xứ Quảng nói chung lại nhớ đến cháy lòng hương vị của từng sợi phở sắn dai dai, mộc mạc, chân chất nhưng ấm nồng tình đất mẹ quê hương.
                                                                                                                                KIM LOAN

(http://dulich.tuoitre.vn/tin/am-thuc/20110509/pho-san---moc-mac-hon-que-xu-quang/437182.html)

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Website hữu ích
Http://www.cuctrongtrot.gov.vn
Http://www.cucchannuoi.gov.vn
Http://niengiamnongnghiep.vn
Http://wwwproteed.vn
Http://biogas.gov.vn
Http//www.vasafeed.com
Http://khuyennongvn.gov.vn
Http://www.chonongnghiep.com
Http://www.vcn.vnn.vn
Http://www.nongnghiep.net
Http://www.khoahocnhanong.com.vn
Http://www.agriviet.com
Http://www.hoinongdanhochiminhcity.gov.vn
Giống cây trồng
Http://www.vinaseed.com.vn
Http://www.hoinongdanhochiminhcity.gov.vn
         Y tế
Http://www.ykhoa.net
Http://www.ptp.com.vn/cat.aspx
Www.ungthu.net
Http://dantri.com.vn/suckhoe.vip
Http://vnexpress.net/Vietnam/Suckhoe
Http://vietnamnet.vn/khoahoc/suckhoe
Http://tamsubantre.org
Http://bacsigiadinh.com
Http://www.ykhoa.net
Http://health.vnn.vn
Http://www.suckhoedoisong.saigon.net.vn
Http://www.thanhnien.com.vn/suckhoe.tno
Http://www.vtv.vn/vi-VN/suckhoe.vtv
Http://www.benhhoc.net
Giáo dục
         Vnexpress.net/khoahoc
            Khoahoc.com.vn
            Vngg.net
           Trang khoa học, báo Tuổi trẻ
           Trang khoa học trên 24h
           Thuvienkhoahoc.com
           Sanchoi.com
          Trang giáo dục- Học tập
           Diendan.edu.net.vn
           Học tiếng Anh
           Thi trắc nghiệm
           Olympiavn
           TTVNDL
           Diendan.vietnamnet.vn
           Http://www.vatlyvietnam.org
           Diendantoanhoc.net
           Vnmath.org
           Sinhhocvietnam.com
           Diendanhoahoc.com
           Dethi.com
           Lanhdao.net
           Nhịp số sống- Tin tức CNTT
        Chungta.com
           Tamviet.edu.vn
           Thế giới vi tính và Internet
        Du học
        Webduhoc
           Tư vấn du học trên VNN
           Chính phủ điện tử
        Chinhphu.vn
           Https://www.facebook.com/DanangContactCenter

         


Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

VẺ  ĐẸP CỦA ĐÈO LE QUẾ SƠN

          Dừng chân tại Đèo Le (huyện Quế Sơn, Quảng Nam), người đi đường có thể ngắm nhìn những nếp nhà, làng mạc nằm gọn dưới chân núi. Khám phá vùng đất này, họ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và cảm nhận sự chân chất, mộc mạc của người dân nơi đây

Đèo Le Quế Sơn
Men theo tuyến đường ĐT 611 quanh co, chúng tôi đã đặt chân đến vùng đất Đèo Le, huyện Quế Sơn. Hai bên đường lác đác vài hàng quán mọc lên với tấm bảng hiệu chào mời gà che Đèo Le (loài gà đặc sản của người dân Quế Sơn).
Dưới chân Đèo Le, không khí của ngày hè oi bức dường như vụt tan biến, thay vào đó là những luồng gió mát lạnh đến tê người. Đưa mắt về hướng Đông của huyện Quế Sơn, người đi đường có thể thấy làng mạc nằm đan xen giữa màu xanh bạt ngàn của cây lá.
Đặc biệt, trên đỉnh Đèo Le hiện hữu Suối Nước Mát có dòng nước chảy xiết quanh năm. Âm thanh nước từ nguồn chảy về va vào vách núi đá như một bản nhạc trữ tình ngân nga bốn mùa giữa đại ngàn. Du khách lần đầu tiên đặt chân đến nơi này phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ấy.


Thác nước tại Đèo Le
Là vùng đất hoang dã, nhờ bàn tay con người, nơi đây trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Đó là hàng trăm bậc tam cấp bằng đá được xây thành hai đường về hai phía đi lên hồ tắm và đầu nguồn suối Mát. Đó là những tảng đá lớn với hình khối khác nhau được sắp xếp thật tự nhiên và đẹp mắt. Đó là hồ tắm nhân tạo rộng và độc đáo; những nhà hàng, quán bar, nhà nghỉ được xây dựng bên suối thấp thoáng trong bóng mát cây xanh.

                                                                                        Phiêu du qua nẻo Đèo Le
Sau khi lội bộ, tắm mát, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức những món ăn ngon nơi đây mà đặc sản là món gà Đèo Le. Gà Đèo Le tương tự món gà tre dưới xuôi nhưng vì sống trên vùng đèo nên mình nhỏ, thịt chắc và có mùi thơm ngon rất đặc trưng. Chọn gà tơ, làm sạch lông và lòng ruột, bỏ vào nồi nước đang sôi để luộc vừa chín tới. Nước luộc gà phải lấy từ đầu nguồn suối Mát (đây có lẽ là bí quyết giúp gà ở đây ngon hơn các nơi khác?). Gà luộc chín, mùi thơm dậy lên quyến rũ. Thú vị nhất là để gà nguyên con, thực khách tự tay xé, chấm muối tiêu ớt cùng rau răm, nhâm nhi với ly rượu Quế Trung (một đặc sản của vùng đất Quế Sơn). Thưởng thức vị thơm ngọt của gà, vị cay của ớt, rau răm, tiêu và rượu trên đỉnh đèo lộng gió, yên tĩnh, bên những người thân yêu thật là thi vị. Nước luộc gà cùng lòng gà dùng nấu cháo (hoặc nấu miến, đồ xôi) nóng hổi với gia vị thơm ngào ngạt sẽ làm hài lòng thực khách. Tiếng lành đồn xa, món gà luộc Đèo Le đã trở thành đặc sản nơi đây. Thương hiệu gà Đèo Le đã vượt qua ranh giới huyện miền núi Quế Sơn, được nhiều nhà hàng vùng xuôi và thành phố lớn tìm mua, quảng bá, lôi cuốn thực khách.
                   ( http://dulichdanang365.com/ve-dep-cua-deo-le-que-son)