PHỤ NỮ VIỆT NAM
RẠNG NGỜI CÙNG NĂM THÁNG
Khi tháng 10 về, lòng
người luôn bồi hồi, xúc động bởi trong ai cũng luôn hướng về ngày mà cả đất
nước Việt Nam ghi nhận, tôn vinh – Ngày Phụ nữ Việt Nam. Trong cái mệt mỏi, bề
bộn, xô bồ của cuộc sống- có một điểm tựa bình yên, hiền dịu, êm ái đó chính là
người phụ nữ. Ánh sáng kỳ diệu mà người phụ nữ đem lại đó chính là ánh sáng của
tình mẫu tử nơi người mẹ, là lòng chung thủy, son sắc của người vợ, là tình yêu
của cô gái… Tất cả tạo nên một thế giới huyền bí mà cuộc đời không thể không
có.
Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam luôn tỏa
sáng trong cuộc sống đời thường, lung linh trong các áng thơ, văn. Từ Mẹ Âu Cơ
đưa các con đi mở nước, đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu phất cờ, dấy binh khởi nghĩa
chống lại ách độ hộ của ngoại xâm, rồi Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ
Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân… trong bất cứ thời đại nào cũng đều có những người phụ
nữ xuất chúng, có công lao với đất nước và sống mãi trong lòng dân tộc.
Tiếp nối truyền thống hào hùng đó, phụ nữ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã bền bỉ cống hiến, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, phụ nữ đã trở thành lực lượng cách mạng quan trọng. Chúng ta không thể quên những thế hệ phụ nữ anh hùng đã đổ mồ hôi, xương máu, hy sinh tính mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước như: nữ tướng Nguyễn Thị Định, các chị Nguyễn Thị Út, Trần Thị Lý, Đặng Thùy Trâm… , không thể quên sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, 12 cô gái Truông Bồn…
Còn những phụ nữ không trực tiếp tham gia chiến đấu nơi trận tuyến thì hăng hái lao động sản xuất, làm nên hạt lúa, củ khoai, manh áo… tiếp thêm sinh lực để bộ đội ta “ăn no, đánh thắng”.
Từ thực tiễn cuộc sống và chiến đấu, đã hình thành nên những phẩm chất, đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng qua 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Không chỉ anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, đảm đang trong lo toan gia đình, phụ nữ Việt Nam còn có phẩm chất của sự thông minh, sáng tạo. Ngay từ thời phong kiến, mặc dù địa vị xã hội của người phụ nữ không được coi trọng, nhưng đã xuất hiện những con người mà trí tuệ của họ khiến đấng mày râu và xã hội phải khâm phục như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan…
Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phụ nữ có mặt ở tất cả các lĩnh vực công tác của xã hội. Ngày càng có nhiều nhà chính trị, nhà khoa học, nữ doanh nhân nổi tiếng… đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Non sông Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Ca ngợi người phụ nữ luôn là chủ đề lớn của thơ ca. Đại thi hào Nga- Maxim Goocki, cũng đã dành tình cảm trân trọng và lòng biết ơn vô hạn đối với những người mẹ, người vợ:
Cả thế giới nương nhờ dưới hai bầu vú mẹ,
Trời không ánh sáng, hoa nào nở,
Dạ vắng yêu thương, cảnh những sầu,
Đời thiếu Mẹ hiền, không phụ nữ,
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?
Tiếp nối truyền thống hào hùng đó, phụ nữ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã bền bỉ cống hiến, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, phụ nữ đã trở thành lực lượng cách mạng quan trọng. Chúng ta không thể quên những thế hệ phụ nữ anh hùng đã đổ mồ hôi, xương máu, hy sinh tính mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước như: nữ tướng Nguyễn Thị Định, các chị Nguyễn Thị Út, Trần Thị Lý, Đặng Thùy Trâm… , không thể quên sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, 12 cô gái Truông Bồn…
Còn những phụ nữ không trực tiếp tham gia chiến đấu nơi trận tuyến thì hăng hái lao động sản xuất, làm nên hạt lúa, củ khoai, manh áo… tiếp thêm sinh lực để bộ đội ta “ăn no, đánh thắng”.
Từ thực tiễn cuộc sống và chiến đấu, đã hình thành nên những phẩm chất, đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng qua 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Không chỉ anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, đảm đang trong lo toan gia đình, phụ nữ Việt Nam còn có phẩm chất của sự thông minh, sáng tạo. Ngay từ thời phong kiến, mặc dù địa vị xã hội của người phụ nữ không được coi trọng, nhưng đã xuất hiện những con người mà trí tuệ của họ khiến đấng mày râu và xã hội phải khâm phục như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan…
Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phụ nữ có mặt ở tất cả các lĩnh vực công tác của xã hội. Ngày càng có nhiều nhà chính trị, nhà khoa học, nữ doanh nhân nổi tiếng… đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Non sông Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Ca ngợi người phụ nữ luôn là chủ đề lớn của thơ ca. Đại thi hào Nga- Maxim Goocki, cũng đã dành tình cảm trân trọng và lòng biết ơn vô hạn đối với những người mẹ, người vợ:
Cả thế giới nương nhờ dưới hai bầu vú mẹ,
Trời không ánh sáng, hoa nào nở,
Dạ vắng yêu thương, cảnh những sầu,
Đời thiếu Mẹ hiền, không phụ nữ,
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?
Phạm Thanh Bằng- Khoa Sư phạm dạy nghề
( http://cogioi.edu.vn/phu-nu-viet-nam-rang-ngoi-cung-nam-thang/)