Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017
TẾT ĐỘC LẬP, CHÚNG TA GHI NHỚ VÀ HỌC TẬP ĐỨC
GIẢN DỊ, THANH CAO CỦA BÁC HỒ
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam, nhưng lại có lối sống rất giản dị, gần gũi lối sống của các tầng lớp
nhân dân lao động. Hình ảnh đôi dép cao su, nhà sàn nơi Bác Hồ ở, gắn liền với
cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, được tận mắt chứng kiến sự kiêm tốn, giản dị
mà thanh cao của một vị lãnh tụ, lòng chúng ta ai cũng trào dâng nhớ ơn Bác với
cảm xúc mến phục, vì quá đỗi đơn sơ. Nhân ngày tết Độc lập, chúng ta ghi nhớ,
học tập đức giản dị, thanh cao của của Bác Hồ.
Nhà sàn Bác Hồ
Là người con đất Việt và cả
du khách nước ngoài, ai cũng mong có dịp được vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Nhớ lại vào thời điểm 1979, khi chúng tôi
về Hà Nội để chuẩn bị bước chân vào giảng đường đại học, địa chỉ đầu tiên chúng
tôi chọn đến là vào lăng viếng Bác Hồ, đó là niềm khát khao, ước nguyện mà
chúng tôi đã chờ đợi sau nhiều năm, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là dòng người nối dài đi trong thương nhớ, nặng trĩu từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác, thành kính như Bác chúng ta
vừa đi xa.
Thi hài của Bác nằm trong lăng được đặt trong hòm kính ghép bằng đá đen huyền lấp lánh với muôn ngàn hạt sáng, qua lớp kính trong suốt, lần đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy Bác, Bác nằm yên nghỉ trong bộ quần áo ka ky đã bạc màu, ai nấy đều vô cùng xúc động đi trong chậm rãi, nhẹ nhàng để được gần Bác lâu hơn, khi chuẩn bị bước xuống bậc tam cấp ra ngoài, ai cũng ngoái lại để được nhìn thấy Bác một lần nữa.
Khi còn đi học những bài hát, bài thơ về Bác Hồ trong đó có bài đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ luôn được thiếu niên nhi đồng yêu thích và ghi nhớ, bởi Bác Hồ vĩ đại, nhưng cuộc sống thường nhật của Bác quá đơn sơ, về sự đơn sơ lúc đó chúng tôi chưa hình dung được ở mức như thế nào?
Tận mắt được nhìn thấy trong hòm kính dưới chân Bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của Người; chính đó là đôi dép khi còn sống thường ngày Bác Hồ vẫn đi, khi Bác ở chiến khu, khi đi thăm đồng bào, đồng chí, đôi dép quá bạc màu, quai đã nhão, mặt dép đã mòn hằm rõ ngón chân cái trên mặt dép…đôi dép gắn liền với Bác đi suốt cuộc đời.
Ngôi nhà sàn của Bác bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn của đồng bào ở chiến khu Việt Bắc. Nhà được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhà sàn Bác lúc đó gỗ và rèm che đã bạc màu theo thời gian, không được bóng đẹp và sáng màu do được sơn véc ni như bây giờ.
Nhà sàn Bác có 2 tầng, tầng dưới nhà không có vách ngăn mà chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê một bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, chiếc giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng. Trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và làm việc trong 11 năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ, đồ đã sờn cũ: một chiếc bàn, giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt cọ, chiếc đồng hồ dừng lại đúng thời điểm Bác Hồ từ trần.
Hình ảnh đôi dép cao su và ngôi nhà sàn đơn sơ của Bác luôn ghi sâu đậm trong tâm trí của chúng tôi tuy mộc mạc nhưng chứa đựng một tinh thần vô giá, ai đến thăm nơi ở khiêm nhường này đều biết ơn và trào dâng niềm xúc cảm trước sự vĩ đại của một nhân cách lớn, vì Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Thi hài của Bác nằm trong lăng được đặt trong hòm kính ghép bằng đá đen huyền lấp lánh với muôn ngàn hạt sáng, qua lớp kính trong suốt, lần đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy Bác, Bác nằm yên nghỉ trong bộ quần áo ka ky đã bạc màu, ai nấy đều vô cùng xúc động đi trong chậm rãi, nhẹ nhàng để được gần Bác lâu hơn, khi chuẩn bị bước xuống bậc tam cấp ra ngoài, ai cũng ngoái lại để được nhìn thấy Bác một lần nữa.
Khi còn đi học những bài hát, bài thơ về Bác Hồ trong đó có bài đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ luôn được thiếu niên nhi đồng yêu thích và ghi nhớ, bởi Bác Hồ vĩ đại, nhưng cuộc sống thường nhật của Bác quá đơn sơ, về sự đơn sơ lúc đó chúng tôi chưa hình dung được ở mức như thế nào?
Tận mắt được nhìn thấy trong hòm kính dưới chân Bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của Người; chính đó là đôi dép khi còn sống thường ngày Bác Hồ vẫn đi, khi Bác ở chiến khu, khi đi thăm đồng bào, đồng chí, đôi dép quá bạc màu, quai đã nhão, mặt dép đã mòn hằm rõ ngón chân cái trên mặt dép…đôi dép gắn liền với Bác đi suốt cuộc đời.
Ngôi nhà sàn của Bác bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn của đồng bào ở chiến khu Việt Bắc. Nhà được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhà sàn Bác lúc đó gỗ và rèm che đã bạc màu theo thời gian, không được bóng đẹp và sáng màu do được sơn véc ni như bây giờ.
Nhà sàn Bác có 2 tầng, tầng dưới nhà không có vách ngăn mà chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê một bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, chiếc giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng. Trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và làm việc trong 11 năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ, đồ đã sờn cũ: một chiếc bàn, giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt cọ, chiếc đồng hồ dừng lại đúng thời điểm Bác Hồ từ trần.
Hình ảnh đôi dép cao su và ngôi nhà sàn đơn sơ của Bác luôn ghi sâu đậm trong tâm trí của chúng tôi tuy mộc mạc nhưng chứa đựng một tinh thần vô giá, ai đến thăm nơi ở khiêm nhường này đều biết ơn và trào dâng niềm xúc cảm trước sự vĩ đại của một nhân cách lớn, vì Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Kỷ niệm 70 năm Tết độc lập,
chúng ta ghi nhớ công ơn về Bác từ tấm gương sáng giản dị, mẫu mực mà cao đẹp,
suốt đời cống hiến, hy sinh cho đất nước và dân tộc, để chúng ta luôn không
ngừng học tập tư tưởng của Bác, biến những mong ước của Bác thành hiện thực
trong công tác và mỗi việc làm hàng ngày./.
Tác giả bài viết: HB
(http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoc-tap-tu-tuong-dao-duc-chu-tich-Ho-Chi-Minh/Tet-Doc-lap-chung-ta-ghi-nho-va-hoc-tap-duc-gian-di-thanh-cao-cua-Bac-Ho-1113)
Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017
VÀI NÉT VỀ CÁC NGÀNHCÓ CHUNG NGÀY TRUYỀN THỐNG 28/8 |
Ngày
28/8 cách nay 72 năm đã đi vào mốc son lịch sử của dân tộc ta. Đó là ngày
Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh
lãnh đạo ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc
thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất
quốc gia gồm các bộ, ngành để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc.
Trong số trên mười bộ, ngành được thành lập ngày 28/8/1945 có ngành công tác
Văn phòng hành chính; ngành Tổ chức Nhà nước và các Bộ Thông tin - Tuyên
truyền, Lao động, Tài chính, Tư pháp. Và, kể từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày
truyền thống chung được các ngành vừa nêu tổ chức kỷ niệm hằng năm.
Ngành công tác Văn phòng hành chính Nhà nước; đây là lĩnh vực gắn liền
với hoạt động quản lý nhà nước. Tất cả các công việc từ nhỏ đến lớn, từ bình
thường đến quan trọng của một cơ quan, tổ chức muốn đảm bảo hoạt động có kỷ
cương chặt chẽ, nền nếp, bắt buộc trong mỗi bộ máy của các cơ quan nhà nước
đó phải có một tổ chức để điều hành, giải quyết các việc tham mưu, hành
chính, sự vụ. Có thể nói, công tác Văn phòng với vai trò là bộ máy điều hành
tổng hợp của cơ quan, nơi thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho hoạt động
quản lý; phục vụ hậu cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của
mỗi cơ quan, tổ chức. Ngành công tác Văn phòng hành chính ra đời cùng với
lịch sử phát triển của các cơ quan nhà nước, có ý nghĩa quan trọng không thể
thiếu, gắn liền với sự tồn tại và phát triển vững mạnh của nhà nước trong mỗi
cơ quan, tổ chức.
Ngành Tổ
chức Nhà nước, trong
suốt 72 năm qua có những lần đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn
trong từng giai đoạn. Song, chức năng cơ bản của ngành Tổ chức Nhà nước là
giúp Chính phủ và UBND địa phương xây dựng chính quyền nhân dân, quản lý địa
giới hành chính... Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cách mạng, nội dung chức
năng nhiệm vụ của ngành tổ chức Nhà nước luôn có sự đổi mới. Trong suốt hơn bảy thập kỷ qua, ngành tổ chức Nhà nước các cấp đã thực hiên tốt công tác
tham mưu cho Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp xây dựng bộ máy chính
quyền các cấp đáp ứng được yêu cầu cách mạng qua mỗi thời kỳ. Trong giai đoạn
hiện nay, ngoài công tác quản lý cán bộ, ngành Tổ chức Nhà nước có thêm một
số chức năng, nhiệm vụ mới như công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo - dân
tộc; văn thư lưu trữ; công tác chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua để
động viên kịp thời các tập thể, cá nhân đoàn kết, hăng hái xây dựng và bảo vệ
đất nước.
Ngành Văn hóa Thông tin; những ngày đầu thành lập chỉ có chức năng làm công tác thông
tin tuyên truyền, cổ động nhân dân kháng chiến và kiến quốc; đúng với tên gọi
là Bộ Thông tin - Tuyên truyền (28/8/1945) và Bộ Tuyên truyền và Cổ động
(01/01/1946). Suốt 72 năm qua, tên gọi cùng với chức năng nhiệm vụ của ngành
từ trung ương đến địa phương đã có hơn mười lần thay đổi để phù hợp với từng
giai đoạn lịch sử. Đến tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành
lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận
thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa
- Thông tin.
Đối với
cấp quận, huyện do đặc thù của lĩnh vực này, hiện nay ngành văn hóa thông tin
chịu sự quản lý của 2 cơ quan cấp tỉnh, thành phố là Sở Thông tin và Truyền
thông và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có chức năng, nhiệm vụ là tham mưu,
giúp UBND quản lý nhà nước về các lĩnh vực: văn hóa, gia đình; thể dục thể
thao; du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông
và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin…
Cũng như
ngành văn hóa thông tin, ngành Lao động - Thương binh và xã hội có
nhiều lần thay đổi tên gọi. Ở cấp quận, huyện, có giai đoạn hai cơ quan này
được nhập chung và được gọi là phòng Văn hóa - Xã hội, đến năm 2005 được tách
ra thành hai đơn vị độc lập.
Theo quy đinh hiện nay, ngành lao động - thương binh và xã hội là cơ quan
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao
động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có
công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống
tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); đồng
thời có chức năng quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do cấp Bộ
quản lý.
Ngành Tài chính là cơ
quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính (bao gồm: ngân sách
nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà
nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài
chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế
toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài
chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành và thực hiện
đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật.
Đối với Ngành
Tư pháp, trải qua 72 năm xây dựng và trưởng thành đã đạt được những thành
tựu nổi bật. Đó là việc xây dựng, hoàn thiện các nền tảng pháp luật và tư
pháp dân chủ nhân dân. Ngoài ra, còn đảm đương tốt chức năng quản lý Nhà nước
đa ngành, từ cấp vĩ mô như giúp Chính phủ, Quốc hội hoạch định chiến lược
pháp luật, tư pháp của quốc gia, xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến các hoạt động chuyên môn có
tính tác nghiệp, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp,
đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu pháp lý về bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Riêng các Phòng Tư pháp quận, huyện là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND
cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng và kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân
sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà giải ở cơ sở và công tác tư
pháp khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo ủy quyền của UBND.
Là những
người hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên, chúng ta có quyền tự hào với
truyền thống vẻ vang của ngành mình đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Mọi người cần phải tiếp tục nỗ lực, không ngừng trau
dồi chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, vươn lên đáp ứng yêu cầu của
tình hình và nhiệm vụ mới.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)